Công ty phục vụ tang lễ, Dịch vụ tang lễ hải phòng, dịch vụ mai táng, dịch vụ đám tang, dịch vụ uy tín, dịch vụ làm mai táng trọn gói giá rẻ

Công ty chuyên phục vụ tang lễ ở hải phòng, dịch vụ tang lễ giá rẻ hải phòng, dịch vụ mai táng thiên thảo, dịch vụ làm đám tang uy tín thiên thảo, công ty làm dịch vụ mai táng trọn gói ở hải phòng

Trang chủ / Điều cần biết về tang lễ / Các hình thức cúng giỗ cho người mất ở Việt Nam

Các hình thức cúng giỗ cho người mất ở Việt Nam

Lễ cúng sau đám tang là một trong những phong tục ma chay của người Việt. Thực tế, sau đám tang, không chỉ có một mà còn có rất nhiều. Trong bài viết dưới đây, Tang Lễ Thiên Thảo sẽ gửi đến quý khách thông tin về các lễ cúng sau đám tang được chúng tôi sưu tầm chọn lọc từ các trang nói về phong tục sau đám tang của người Việt Nam.

Cac-hinh-thuc-cung-gio-cho-nguoi-mat-o-Viet-Nam

CÚNG MỞ CỬA MẢ.

Lễ mở cửa mả hay còn được gọi là Lễ Tam Chiêu là lễ cúng sau đám tang đầu tiên. Được tổ chức khi người đã mất được chôn cất sau ba ngày. Nghi lễ này dựa trên tín niệm vong hồn người mất cần được mở cửa mã sau ba ngày chôn cất để sớm được siêu thoát về cõi Tịnh độ.

Nghi thức mở cửa mả thường được làm sau 3 ngày, tính từ ngày người mất nhập quang nên còn gọi là Ngày Tam Chiêu (chiêu vong linh người mất sau 3 ngày).

Lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng mở cửa mả gồm:

Một cái thang: đối với nam là bảy bậc và nữ là chín bậc.

Một con gà trống.

Một cây mía lau: để cả ngọn .

Hai bình hoa tươi và hai đĩa trái cây: một bình, một đĩa dùng để cúng đất đai; cái còn lại để cúng vong.

Ba ống trúc: Kích thước khoảng 4 tấc (40cm), được vót nhọn 1 đầu để cắm xuống đất; đầu bằng còn lại đựng lần lượt: nước, muối, gạo; phía trên miệng ống trúc phải được bọc lại bằng bao nilon và dây chun.

Chuẩn bị thêm bốn cây đèn cầy, vàng mã, 100 gram cho năm thứ đậu, năm thẻ tre dài bốn tấc được vót nhọn một đầu, thẻ tre này sẽ được dùng để làm bài vị cúng ngũ phương ngũ thổ tôn thần. Sáu chén chè, hai đĩa xôi, một bộ tam sên gồm trứng, thịt và tôm; bảy cái chén, một bình trà, một bình rượu.

CÚNG 49 NGÀY

Cúng 49 ngày (hay còn gọi là chung thất) được xem là buổi lễ mở đầu sau khi người thân qua đời được 49 ngày.

Theo thuyết Phật giáo, người mất khi trút hơi thở cuối cùng hồn lìa khỏi xác, lúc này linh hồn phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày. Sau đó, linh hồn phải đi qua điện lớn ở Âm ty và sau 7 tuần vong hồn sẽ được siêu thoát. Đây được xem là quãng thời gian đưa linh hồn người chết nương nhờ cửa Phật.

Cúng 49 ngày dành cho người mất là một trong những nghi lễ quan trọng, thể hiện hiếu đạo của con cháu cũng như gửi gắm ước nguyện, cầu mong cho người mất được vào cõi an lành

Con cháu tụng đọc kinh Phật vào ngày cúng giỗ 49 ngày, làm những mâm cơm đãi khách rất to. Một mặt để thể hiện lòng thành với người mất, mặt khác để cảm ơn anh em, bạn hữu, hàng xóm đã đến tiễn đưa thân nhân của họ trong tang lễ trước đó.

Lễ vật cần có trong cúng 49 ngày có thể khác nhau tùy theo vùng miền và tôn giáo. Những đồ vật để chuẩn bị cho lễ 49 ngày thường là món chay, bởi theo đạo Phật sát sanh có thể ảnh hưởng đến người đã khuất nên cúng 49 ngày sẽ cúng bằng thức ăn chay và xôi chè. Ngoài đồ ăn chay thì các lễ vật cúng cần thiết đơn giản như hương, hoa, sữa, bánh kẹo và trái cây tươi.

LỄ CÚNG 100 NGÀY

Lễ cúng 100 ngày còn được gọi là lễ Tốt khốc (hay thôi khóc). Theo quan niệm xưa, trong khoảng thời gian này âm hồn người mới chết vẫn chưa tan còn phảng phất và luẩn quẩn ở trong nhà. Để vong linh an tâm về nơi an nghỉ thì gia đình cần cúng 100 ngày cho người mất.

Cúng 100 ngày là một trong những lễ cúng sau đám tang có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện lòng thành kính của người còn sống với người đã khuất nhằm cầu nguyện cho vong linh bình an về nơi suối vàng.

Ngày giỗ 100 ngày thường tổ chức trong phạm vi gia đình. Mâm cỗ cúng bày gia tiên được sửa soạn chu đáo; các bài văn khấn, kinh chú tụng dành cho người mất được con cháu cầu đọc. Dù không khí bi thương đã bớt đi phần nào nhưng tình cảm và lòng thành dành cho người đã khuất không hề mất đi.

CÚNG GIỖ ĐẦU

Ngày giỗ đầu hay còn được gọi là Tiểu Tường, là ngày giỗ đầu tiên tròn một năm ngày mất. Đây là một trong hai ngày giỗ thuộc kỳ tang, bởi vậy vào ngày giỗ đầu người ta thường tổ chức trang nghiêm, bi ai, sầu thảm chẳng khác gì mấy so với ngày để tang năm trước.

úng giỗ là buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời, ngày con cháu thể hiện lòng thương xót, sự tưởng nhớ đến người đã khuất, tỏ lòng đạo hiếu đối với Tổ tiên

Thông thường trong ngày này con cháu đều mặc tang phục, khi tế lễ đều khóc như đưa đám, một số gia đình có điều kiện còn gọi cả đội trống kèn đến hành lễ. Các lễ vật gia chủ cần chuẩn bị là mâm cơm cúng gồm xôi, gà, 2 món mặn, 2 canh, hoa quả, hương nến, tiền vàng, quần áo giấy, ngựa giấy, hình nhân…

CÚNG GIỖ HẾT

Giỗ hết hay còn gọi là Giỗ Đại tường, đây là ngày giỗ năm thứ hai ngày người mất về cõi vĩnh hằng. Trong ngày giỗ Đại tường con cháu vẫn còn mặc tang phục xô gai, mũ rơm, chống gậy để cúng giỗ và để đáp lễ khách tới đám giỗ cha mẹ của mình. Lễ Đại tường được cử hành long trọng, đặc biệt trong các gia đình giàu có thường diễn ra lễ tế vong.

Đồ cúng giỗ hết được chuẩn bị tương tự như cúng giỗ đầu, chỉ có một điều khác là trong ngày giỗ này sẽ hóa hết những đồ tang như quần áo, khăn tang, phướn, cờ, gậy chống, rèm xô… như một cách thể hiện rằng tang kỳ đã kết thúc.

CÚNG GIỖ THƯỜNG

Sau khi chấm dứt 3 năm (dứt tang) thì ngày giỗ của năm thứ 4 được gọi là ngày giỗ thường. Theo như ông bà xưa thì đây còn gọi là ngày Cát Kỵ. So với 3 năm đầu, việc sắm lễ cúng giỗ thường sẽ khác hơn.

Không chỉ sắm lễ, con cháu cần phải nấu cơm cúng, chuẩn bị văn để cúng gia tiên, giỗ ông bà hoặc bố mẹ. Năm thứ 4 kể từ ngày người thân mất, nỗi tiếc thương cũng dần bớt đi. Đến ngày cúng giỗ, con cháu không chỉ về báo hiếu, tỏ lòng tôn kính, mà đây còn là dịp đông đủ nhất để quay quần bên nhau, anh chị em được gặp gỡ cũng như gắn kết tình cảm gia đình.

Ngày giỗ thường được tổ chức hàng năm, quy mô vì thế cũng nhỏ gọn đơn giản hơn, được chia thành 2 ngày, ngày đầu là lễ tiên thường, gia chủ thắp hương mời gia tiên và người đã khuất về dự lễ. Ngày thứ 2 là ngày chính kỵ, bày mâm mặn lên thắp hương cho đủ 3 tuần rồi hóa vàng và cho con cháu thụ lộc ăn cỗ.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ trang bị đầy đủ kiến thức, cũng như giúp ích cho bạn trong việc chuẩn bị lễ cúng sau đám tang được chỉn chu nhất. Theo dõi bài viết tiếp theo để biết thêm nhiều thông tin bổ ích xoay quanh phong tục tang lễ người Việt.

 

Theo nguồn: Công Ty Tang Lễ Thiên Thảo Sưu Tầm Chọn Lọc Từ Các Nguồn Trên internet nói về phong tục tập quán - nghi lễ của người Việt Nam đối với người đã khuất.


 


CÔNG TY TANG LỄ THIÊN THẢO.

Văn Phòng: Số 188 Tôn Đức Thắng, Lam Sơn, Lê Chân, Hải Phòng.

Đơn vị quản lý: Nhà tang lễ Viện Y Học Hải Quân

Địa chỉ: Số 13 Phạm Văn Đồng, Dương Kinh, Hải Phòng.

Xưởng Sản Xuất: Số 10 tổ 26 Phường Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng.

Điện thoại: 0913.246.473 - 0919.917.323 - 0915.276.175

Email: thienthaoco.ltd@gmail.com

Website: thienthaohp.com.vn

title-images
Zalo