Các nghi lễ trong tổ chức tang lễ Phật giáo
Lễ trị quan nhập liệm.
Lễ phục hồn.
Lễ khai kinh – tiến linh.
Lễ phát tang.
Lễ triêu điện.
Lễ tịch điện.
Lễ triệu tổ.
Lễ sái tịnh, nhiễu quan và quy y linh.
Lễ cáo đạo lộ.
Lễ khiển điện.
Lễ di quan.
Lễ tế độ trung.
Lễ trị huyệt.
Lễ tạ thổ thần.
Lễ nhiễu mộ.
Lễ an linh.
Việc tổ chức tang lễ theo Phật giáo cũng tùy vào từng nơi từng cư dân mà có sự khác biệt. Tuy nhiên, một nghi thức tiễn đưa người đã khuất trong Phật giáo sẽ gồm các nghi lễ như sau:
Việc tổ chức tang lễ theo Phật giáo cũng tùy vào từng nơi từng cư dân mà có sự khác biệt. Tuy nhiên, một nghi thức tiễn đưa người đã khuất trong Phật giáo sẽ gồm các nghi lễ như sau:
Lễ phát tang
Lễ phát tang hay lễ thành phục, tức mặc áo tang, là nghi lễ được xem như đánh dấu việc gia đình chính thức chịu tang người đã khuất.
Trong nghi lễ này, sư thầy sẽ dùng tam mật tương ưng chú nguyện vào tang phục và xướng: “Ngũ phục chi nhơn các thọ kỳ phục” trao cho tang gia mặc vào người. Từ thời điểm này, gia đình thông báo cho bà con, hàng xóm láng giềng gần xa rằng nhà có người qua đời. Mọi người có thể đến dự tang lễ để chia buồn cùng với gia đình thân quyến.
Lễ phát tang được xem như hình thức để tưởng nhớ về người đã mất, là việc làm cuối cùng mà người còn sống có thể làm cho người đã khuất.
Lễ triêu điện
Trước khi chôn cất người đã khuất, các nghi lễ diễn ra trong thời gian này được gọi là điện. Lễ triêu điện tức buổi lễ cúng buổi sáng gần ngày đưa đám, dành cho họ hàng, người thân trong gia đinh muốn làm lễ cúng riêng để từ biệt người mât.
Lễ tịch điện
Lễ tịch điện là buổi lễ diễn ra vào buổi tối gần ngày đưa đám, thường là con cháu nội tộc sẽ tưởng niệm người mât bằng việc gợi nhắc lại hình ảnh, ơn nghĩa, công hạnh của người quá cố.
Lễ triệu tổ
Lễ này thường được cử hành trước ngày di quan khoảng 2 hôm. Gia đình sẽ thỉnh linh vị, di ảnh, bát nhang đầy đủ lễ vật đến tự đường hay nhà thờ họ. Sau đó đặt linh vị trên một cái bàn nhỏ đối diện án thờ gia tiên.
Lễ sái tịnh, nhiễu quan và quy y linh
Trong nghi lễ này, gia đình sẽ tụng chú đại bị, sư thầy sẽ dùng bình Cam Lồ vào tẩy tịnh quan tài. Khi chú Ðại Bi vừa dứt, sư thầy sẽ thán: “Giác tánh viên minh, tùng lai trạm tịch; bổn lai nhơn ngã chi huyễn tướng, hà hữu sanh tử chi giả danh? Nhơn tối sơ nhất niệm sái thù, tùng mộng tưởng hữu tư sanh diệt”.
Lễ cáo đạo lộ
Lễ này thường diễn ra trước một hôm đưa đám. Tang quyến sẽ nhờ một người hộ tang đứng cúng, bàn thờ sẽ đặt trước cửa ngõ với ý niệm xin hộ đàng cho đám tang yên ổn, thuận lợi. Ngoài ra, gia đình có thể tổ chức việc cúng thị thực, phóng sanh.
Lễ khiển điện
Lễ này cử hành trước khi di quan, dành cho bạn bè gần xa bày tỏ tình cảm với người đã khuất.
Lễ di quan.
Lễ di quan hay còn được biết là lễ động quan, là nghi lễ mà gia đình sẽ thực hiện việc di chuyển quan tài để đem đi chôn hay hỏa táng. Đây là nghi lễ cảm động nhất bởi được xem như lần cuối cùng gia đình có thể nhìn mặt người đã khuất.
Lễ tế độ trung
Để thực hiện nghi lễ này, gia đình sẽ cử hành việc cúng giữa đường với ý nghĩa: Trước tiên vì đường sá xa xôi, nghỉ xả hơi cho âm công (người gánh đám) lấy sức, đãi đằng ăn uống. Thứ hai là để cho con cháu có dịp lễ lạy tỏ lòng hiếu thảo trong lúc nghỉ giải lao.
Lễ trị huyệt
Trước khi hạ quan tài, tang quyến sẽ thực hiện lễ này để làm tinh sạch huyệt. Trong nghi lễ này, sư thầy cũng sẽ dùng nước cam lồ làm tinh sạch nơi chỗ để xếp đặt thi thể hay nơi thờ cúng. Ngoài ra còn có nghĩa chúng sanh nào đang ẩn trú vào nơi ấy xin đi nơi khác.
Lễ tạ thổ thần.
Lễ khấn vái thổ thần và những hương linh của những ngôi mộ chung quanh, nhằm mục đích thông báo nay có huơng linh. . . cùng chung cư trú tại địa phận này.
Lễ nhiễu mộ
Sau khi an táng xong, để bái biệt hương linh, cảm tạ chư tăng và quan khách tham dự tám đáng, gia quyến sẽ thực hiện nghi lễ này.
Lễ an linh
Sau khi thực hiện việc an táng, gia đình có thể thỉnh linh ảnh hoặc bài vì người đã khuất về chùa hoặc về nhà để thờ phụng ít nhất trong 49 ngày. Cần lưu ý rằng phải lập bàn thờ riêng trong hai năm hoặc ít nhất là 100 ngày, sau đó mới nhập vào bàn thờ chung với tổ tiên.
Một số hình ảnh về tổ chức tang lễ theo nghi thức phật giáo
Hình ảnh tang lễ theo nghi thức phật giáo.
Hình ảnh tang lễ theo nghi thức phật giáo.
Hình ảnh tang lễ theo nghi thức phật giáo.
Hình ảnh tang lễ theo nghi thức phật giáo.
Hình ảnh tang lễ theo nghi thức phật giáo.
Những lưu ý khi tổ chức tang lễ Phật giáo
Để tang lễ Phật giáo được diễn ra một cách trang trọng, lịch sự, tang quyến cần chú ý những việc như sau:
Hạn chế việc khóc lóc đau thương khi gia đình có người mất, cần cố gắng cử hành nghi lễ đơn giản nhưng trang nghiêm tại gia hoặc tại nhà tang lễ.
Không tụ tập đánh bài, cờ bạc để tránh quấy rầy người mất cũng như tránh việc tạo nghiệp cho bản thân.
Không nên sát sanh để cúng tế, thiết đãi rượu thịt trong thời gian diễn ra tang lễ. Gia đình nên giữ trọn trai giới để hồi hướng công đức cho người đã mất.
Gia đình cần làm việc thiện như cúng dường, in Kinh Đại Thừa, thả cá phóng sanh,… để tích đức cho vong linh.
Không ngừng niệm Nam mô A Di Đà Phật.
Không treo màn trướng, trang trí đèn đuốc xung quanh linh cửu.
Không nên sử dụng ban nhạc tây hoặc che tàng lọng. Những việc này chỉ nhằm phô trương hư vinh, là việc người Phật tử không nên làm.
Hạn chế việc đốt giấy vàng mã, mướn người khóc đám tang cũng như cấm kị việc thổi kèn, thổi sáo quá sầu thảm. Việc này dễ khiến vong linh theo âm điệu mà đi vào chốn địa ngục. Cách tốt nhất là gia đình nên thuê người hòa tấu để cúng dường Tam Bảo.
Và điều quan trọng không kém là gia chủ nên gửi lời cảm ơn sau tang lễ của Phật giáo đến những người đã tham dự đám tang, những người đã hỗ trợ và giúp đỡ,… Những lưu ý khi tham dự tang lễ Phật giáo
Ngoài những lưu ý khi tổ chức tang lễ, người tham dự đám tang Phật giáo cũng cần chú ý những vấn đề như:
Người tham dự nên cầm theo kinh Phật để tụng niệm cho vong linh.
Cần giữ nét mặt trang nghiêm, lịch sự, tránh cười đùa, nói chuyện lớn tiếng để thể hiện sự chia buồn, bày tỏ lòng thương tiếc với tang gia.
Không quá sầu bi mà khóc lóc, kể lể trong đám tang.
Không cúng tế bằng sinh vật để tránh phạm tội sát sanh cũng như tránh tạo nghiệp cho người mất.
Trang phục dự tang lễ nên lịch sử, chỉn chu, phù hợp với hoàn cảnh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về trang phục tại bài viết: Trang phục trong đám tang của người Việt.
Tại Công Ty Tang Lễ Thiên Thảo, chúng tôi có dịch vụ tang lễ trọn gói luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Dịch vụ tang lễ mai táng uy tín trọn gói của Thiên Thảo sẽ hỗ trợ quý tang gia vượt qua sự bối rối, lo lắng và hoang mang, sắp xếp mọi công việc cần làm và lên kế hoạch để tổ chức một hậu sự chu đáo nhưng không kém phần thành kính cho người quá cố.
Nếu có bất kì thắc mắc cần giải đáp hoặc cần tư vấn về phục vụ tang lễ, hãy liên hệ với Công Ty Thiên Thảo chúng tôi qua hotline hoặc đến trực tiếp địa chỉ để được nhân viên hỗ trợ kịp thời.
CÔNG TY TNHH THIÊN THẢO.
Văn Phòng: Số 188 Tôn Đức Thắng, Lam Sơn, Lê Chân, Hải Phòng.
Đơn vị quản lý: Nhà tang lễ Viện Y Học Hải Quân
- Số 13 Phạm Văn Đồng, Dương Kinh, Hải Phòng.
Xưởng Sản Xuất: Số 10 tổ 26 Phường Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng.
Điện thoại: 0913.246.473 - 0919.917.323 - 0915.276.175
Email: thienthaoco.ltd@gmail.com
Website: thienthaohp.com.vn
Theo nguồn: Công ty Tang lễ Thiên Thảo sưu tầm từ internet và các nguồn truyền miệng dân gian Việt Nam.